Một số tựa sách nhập môn khi bắt đầu tìm hiểu về Nhân triết học và Steiner

Mình mới được một bạn học viên Reiki chia sẻ vài trang của một cuốn sách về Reiki được dịch sang tiếng Việt cũng khá nổi tiếng, nhiều đoạn trong cuốn sách nói về thấu cảm, khả năng ngoại cảm, trực giác (được dịch là ‘bộ ba siêu năng lực chữa lành') và gắn nó với Reiki như thể học Reiki xong sẽ có thể được khai mở các khả năng nhìn thấy người âm, và làm cho mọi người đã đang sợ ma rồi lại không dám đi học Reiki nữa!! Vài bạn chia sẻ như vậy nên mình viết vài dòng trong post này.

Chủ đề về tâm linh, chữa lành và thị trường tâm linh ở Việt Nam đang rất màu mỡ. Nhiều khóa học, sách truyện mà bản thân nó truyền tải rất nhiều thông tin sai lệch, những câu chuyện phóng tác, những thông tin chắp nhặt không ghi nguồn nhưng vẫn được phổ biến rộng rãi. Dịch tài liệu tâm linh, hay dạy những thứ ‘tâm linh' quả thật rất khó vì bản thân người dịch phải có một nền tảng kiến thức tâm linh nhất định nếu không nói là một độ tu tập nhất định để hiểu ý tứ đằng sau ngôn từ và truyền đạt lại được tinh thần mà tác giả muốn nói. Nhiều khi càng hiểu nhiều lại càng thấy khó dạy lại cho người khác vì để học trò nắm được kiến thức là một chuyện, nhưng tự họ phải trải qua một quá trình thanh lọc bản thân trước để không bám chấp vào cái tôi bản ngã.

Như ví dụ trên mình nói, dịch ‘bộ ba siêu năng lực chữa lành' là lại làm đẩy cái tôi bản ngã lên rồi, nhưng mình nghĩ phần nhiều là do khi dịch sang tiếng Việt có những từ bị thổi phồng làm cho quan trọng hóa lên. Đúng là Reiki sẽ giúp chúng ta trở nên nhạy cảm hơn nhưng vốn dĩ sự nhạy cảm đó ai cũng được cấu tạo sẵn có, chỉ khi mình kết nối với bản thân hơn thì mình sẽ nhận ra khi nào trực giác lên tiếng và bằng cách nào. Mình biết là dạy Reiki mà nói là Reiki trước tiên phải là một con đường tu tập rèn luyện bản thân, trước khi nghĩ là mình có sứ mệnh chữa lành để đi chữa lành tâm hồn cho người khác thì nhiều người sẽ không muốn nghe đâu! Ngay cả khi mình làm channelling mà nhiều bạn mang kì vọng là spirit guides sẽ nói là mình đặc biệt tài giỏi hơn người thế nào thì sẽ dễ bị tự ái về những gì họ sẽ nói thẳng nói thật lắm!

Trong tâm linh giáo lí bí truyền, từng giai đoạn của sự khai sáng (‘Initiation') được phân chia rõ rệt, mỗi giai đoạn Initiation là một sự thanh lọc cho đến khi người tu tập như thể bị ‘đốt hết gốc rễ' (‘Burning to the ground'), có nghĩa là đốt hết tất cả những sự bám chấp, ích kỉ. Chúng ta cũng thấy giai đoạn này ai cũng phải đi qua trong cõi Kamaloka sau khi chết, nơi mà tự mỗi người phải đối diện với chính các ‘nghiệp'/Karma do mình gây ra trong cuộc sống vừa qua. Giai đoạn cao nhất của sự kích hoạt khai mở (Initiation) là giai đoạn mà như ngôn ngữ bình thường chúng ta gọi là đạt được các năng lực thần thông (tiếng Phạn gọi là các ‘Siddhi’, theo Wiki là ‘Những khả năng đặc biệt của linh hồn, được phát triển qua sự tu tập thiền định và đôi khi rất khổ sở, hoặc được phát triển thông qua sự phát triển và trưởng thành về tâm linh) của các bậc Masters. ‘Năng lực thần thông' phát triển cùng với sự trưởng thành về linh hồn, là vì nó phải được dùng cho mục đích giúp đỡ nhân loại.

Có câu nói: ‘Trước khi thức tỉnh: gánh nước bổ củi. Sau khi thức tỉnh: cũng đi gánh nước bổ củi', đó là hàm ý của sự rèn luyện tu tập đạo đức, làm đi làm lại những thứ được cho là tầm thường trước khi có thể làm những ‘sứ mệnh' lớn hơn. Đó cũng là tại sao trên con đường tu tập, việc thanh lọc (purification) lại quan trọng đến thế.

Nhưng đúng là không phải nhà xuất bản nào cũng đủ thời gian và kiên nhẫn để nghiền ngẫm sách bản gốc trước khi dịch. Mà những tài liệu tâm linh bằng tiếng Việt cũng ít và hiếm. Cũng không phải người nào viết về các khái niệm tâm linh cũng tự mình trải nghiệm và hiểu nó trước khi phóng tác nó ra thành sách. Tuy vậy, những thứ được viết ra thật sự từ trải nghiệm cá nhân sẽ mang sức nặng và năng lượng của sự thật mà khi đọc, không những chúng ta không chỉ đọc ý mà còn cảm nhận được toàn bộ con người của người viết. Nếu bạn đọc những tài liệu tâm linh, giáo lí bí truyền từ khoảng giữa thế kỉ 19 tới nửa đầu thế kỉ 20, như Rudolf Steiner/Anthroposophy mà mình hay trích dẫn, bạn sẽ thấy nó rất rất khác, đậm, đặc, cô đọng hơn rất nhiều so với sách tâm linh New Age bây giờ.

Chúng ta hãy cố gắng tiếp cận với tâm linh trên tâm thế như là một học giả và coi nó như là một lĩnh vực nghiên cứu huyền thuật nghiêm túc. Vì là một lĩnh vực nghiên cứu nên sẽ cần thời gian để nắm trọn và hiểu sâu, có những khái niệm mà ngay khi đọc chúng ta chưa hiểu ngay nhưng cứ để nó tự vỡ ra trong mình, tới một lúc khi mức nhận thức của mình đã thay đổi thì khi quay lại các khái niệm đó, mình sẽ hiểu ý của người viết khi đó là gì.

Hãy là những người đọc có chọn lọc, đặt câu hỏi khi có gì cảm thấy lấn cấn, nghiên cứu tìm hiểu về người viết, đặt ra tiêu chuẩn đủ cao để không dễ dãi với những thông tin phóng tác chắp nối không rõ nguồn. Có nguồn tài liệu mình hay trích dẫn là Rudolf Steiner mọi người có thể xem ở đây: https://rsarchive.org/, mọi người nhìn thấy ô ‘Search' thì gõ từ khóa mình quan tâm thì sẽ hiện ra rất nhiều tài liệu mà Steiner đã từng viết về nó. Hi vọng là một ngày nào đó các đầu sách tâm linh của Steiner cũng sẽ được dịch sang tiếng Việt.

Các bài viết cũ của mình về chủ đề tâm linh, trực giác, năng lượng mọi người xem ở đây: www.phuongngo.co/mucluc.

Đặt lịch channelling/dẫn kênh kết nối với spirit guides trực tiếp trên website hoặc mọi người nhắn mình nếu không thấy lịch phù hợp! :)

Phương
---------
Bổ sung thêm:

Khi mới bắt đầu nghiên cứu Steiner, nếu ập vào ngay thư viện Archives trong link mình dẫn ở trên chắc mọi người sẽ thấy như ma trận ấy. Để dễ hình dung, mình để ở đây một số tựa sách của Steiner có thể coi là nhập môn để nghiên cứu về Nhân triết học (Spiritual Science). Tuy Steiner viết nhiều, viết dài nhưng được cái ông cũng lặp đi lặp lại rất nhiều ý trong các sách và bài giảng nên kể cả khi bạn đọc mà chưa nắm được ngay thì cứ yên tâm đọc qua đoạn đó đi đã, sau này đọc lại hoặc sẽ bắt gặp lại các ý đó ở một chương hay bài giảng khác.

1. Quyển 'How to know Higher Worlds': https://rsarchive.org/Books/GA010/

Trong quyển này Steiner nói về các bước của quá trình 'điểm đạo' (Initiation) và cách một người có thể bắt đầu tiếp cận với thế giới tâm linh (Higher worlds). Người đọc hiện nay dễ hiểu nhầm là ông sẽ nói các cách để 'khai mở năng lực' nhưng thực ra ông nói về sự quan trọng của việc rèn luyện tập trung, rèn thói quen làm chủ suy nghĩ, về phát triển các phẩm chất cao đẹp để đánh thức trái tim, v..v. Một quyển sách mới đầu đọc sẽ thấy rất hoang mang và khô khan nhưng nó lại chứa đựng những chỉ dẫn mang tính gợi mở và lâu dài (Inititated).

2. Quyển 'Theosophy'
https://rsarchive.org/Books/GA009/

Một quyển nhập môn giới thiệu về các chủ đề quan trọng như ba thể của con người, tái sinh và karma, hành trình của linh hồn sau khi chết qua các cõi giới, và một chương về con đường để hiểu về thế giới cao hơn.

3. Các quyển khác cũng đáng đọc:

'Occult Science': quyển tiếp nối sau quyển 'Theosophy': https://rsarchive.org/Books/GA013/

'The stages of higher knowledge': quyển nối tiếp của 'How to know higher worlds': https://rsarchive.org/Books/GA012/

'Cosmic Memory': về các thời đại phát triển của loài người và Trái đất: https://rsarchive.org/Books/GA011/

Previous
Previous

Luật nhân quả hay là di truyền từ cha mẹ? Linh hồn chọn cơ thể để đầu thai thế nào?

Next
Next

'Nhạy cảm quá mức' hay là bị 'Quá tải giác quan/Sensory-Overload'?