Channelling ('dẫn kênh'), thôi miên hay hình thức nào khác?

▵▼▵▼

Nhân chuyện có hai bạn hỏi ‘Em có vấn đề về tổn thương đứa trẻ bên trong cần chữa lành, em nên làm channelling hay thôi miên/tham vấn tâm lí?’ nên tiện đây mình viết thành một bài luôn.

Mình sẽ không bảo bạn phải chọn hình thức nào đâu vì bản thân mình làm dẫn kênh, nếu không biết cụ thể vấn đề bạn cần giải quyết mà bảo chọn hình thức nào thì sẽ không khách quan. Tuy nhiên có vài điểm mọi người có thể cân nhắc để ra quyết định.

✦ Hình thức chỉ là công cụ, quan trọng là người nào bạn thấy kết nối và người nào sẽ giúp bạn cho vấn đề cụ thể bạn đang gặp phải. Giống như đang bị đau răng thì phải đi gặp nha sĩ chứ không phải đi gặp bác sĩ đa khoa. Và cũng đừng ngại ‘phỏng vấn' healer đó, phỏng vấn có thể bằng cách nói chuyện trực tiếp, nói qua về vấn đề bạn đang gặp phải và hỏi ‘Anh/chị có nghĩ phương pháp anh/chị đang làm sẽ giúp được em không?’, hoặc xem năng lượng của bạn có hợp với họ không. Có nhiều bạn mình phải từ chối hoặc dặn nghĩ thêm rồi quay lại sau vì những cảm thấy có gì đó chưa khớp sau khi đọc thư mọi người trả lời cho mấy câu mình gửi. Tuy nhiên số đó cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay thôi vì đa phần khi mọi người đã quyết định làm channelling thì đều đã tìm hiểu sơ qua trước rồi hoặc hầu hết qua người này giới thiệu cho người kia.

✦ Mỗi healer sẽ có sở trường sở đoản riêng của họ. Thôi miên sẽ phù hợp nếu bạn muốn đi tới một thời điểm cụ thể trên dòng thời gian để xem nguyên nhân gốc rễ (ví dụ của bệnh lí, của những nỗi sợ vô hình, v..v). Nhưng với thôi miên bạn sẽ là người tự dịch các thông điệp, trong quá trình kết nối chắc chắn lí trí sẽ nổi lên và bảo ‘Mình đang tưởng tượng’, và đặc biệt khi đụng đến các tổn thương cũ, sẽ có những thứ tiềm thức bạn chưa sẵn sàng để đối diện lại với nó nên sẽ khó đào sâu được cốt lõi nguồn cơn. Và không biết người khác sao chứ với mình mỗi lần làm thôi miên xong mình mệt rũ ra vì cả trí óc, cơ thể được vận hành hết công suất căng như dây đàn để tập trung.

Tham vấn tâm lí (life coach hay các hình thức coaching khác), thì người coach sẽ đặt ra câu hỏi gợi mở để bạn tự đi tìm câu trả lời.

✦ Channelling (dẫn kênh) thì thường là những câu hỏi mọi người viết ra chỉ để dùng làm định hướng cho buổi hôm đó thôi, còn vào buổi thì sẽ có nhiều tầng nhiều lớp nghĩa được bóc tách ra. Nhiều khi chúng ta cứ nghĩ chữa lành tổn thương thời thơ ấu thôi là đủ rồi nhưng khi nhìn xa hơn rộng hơn thì hoá ra nó đã là một vòng lặp từ nhiều cuộc sống trước lắm rồi nên những thứ gọi là bài học trong cuộc sống này thực chất là các ‘initiation' - ví như các điểm chốt mà khi mình vượt qua được thì mình sẽ lên được lớp vậy, vừa là bài học nhưng vừa là cơ hội mà linh hồn chọn đi qua lại để tự thử thách bản thân. Có những thứ tưởng như vô thưởng vô phạt nhưng khi nhắc lại thì tự nhiên mọi người nhớ ra những chi tiết mình đã mơ từ bé mà không rõ lí do. Hôm trước mình dẫn kênh cho một em, có một chi tiết nhỏ là ở trong cuộc sống trước, em đã tự tay châm lửa đốt nhà mình để cứu cả gia đình khỏi nguy hiểm nhưng rồi cũng từ đó về sau em sống một cuộc sống xa rời xã hội vì luôn mang mặc cảm tội lỗi. Đến cuối buổi em mới bảo giờ mới nhớ ra hồi bé em cứ hay có những giấc mơ sợ nhà bị cháy mà không hiểu tại sao. Có rất nhiều giấc mơ của mọi người như mơ bị bỏ rơi, bị phản bội, bị lạc trong rừng, mơ trở thành ăn cướp, v..v đều có nguồn cơn gốc rễ từ nội tâm rất sâu bên trong hết.

✦ Thực ra với hình thức nào cũng sẽ cần mỗi người phải hành động sau đó. Chữa lành tổn thương sẽ là một quá trình nhưng trên chặng đường đó sẽ có những người giúp bạn đi nhanh hơn một chút để tiết kiệm thời gian loay hoay tự tìm đường. Và điều cuối cùng mình khuyên là trước khi lựa chọn hình thức nào, bạn hãy có một ‘intentions' nhất định. Bạn muốn tháo gỡ vấn đề gì? Bạn kì vọng gì sau buổi đó? Bạn muốn tập trung làm rõ câu hỏi gì? Chỉ nên giữ ở 1-2 lĩnh vực chính vì nếu không thông tin sẽ bị loãng, không đi sâu hết được. Tuy nhiên thì mọi thứ cũng đan xen lẫn nhau, ví dụ từ những tổn thương/nỗi sợ tiềm ẩn sẽ ảnh hưởng tới các mối quan hệ hay công việc (không dám dấn thân, bước ra khỏi vùng an toàn chẳng hạn, hay liên tục phải tự nới lỏng giới hạn chịu đựng của mình để làm hài lòng người khác; hay là bị gia đình và những người xung quanh cho là mình toàn làm những việc bao đồng nên cứ luôn có cảm giác không ai hiểu mình, mình cứ luôn phải cố gắng hơn nữa, làm nhiều hơn nữa để chứng minh ngược lại, v..v.). Ý mình nói 1-2 lĩnh vực là ví dụ tình cảm/các mối quan hệ và sự nghiệp/công việc/định hướng đường đi là hai lĩnh vực lớn.

▵▼▵▼

Có một bài tập nhỏ mình trích dịch trong cuốn sách về trực giác của Edgar Cayce (một trong những nhà ngoại cảm nổi tiếng, ông đưa ra các tiên đoán khi ở trong trạng thái ‘trance'). Bài tập này có thể mọi người đã vô thức làm theo rồi nhưng viết ra cụ thể từng bước sẽ dễ theo dõi hơn. Bài tập này phù hợp với ai đang bắt đầu tìm cách kết nối với trực giác, trực giác sẽ trả lời khi có câu hỏi kích thích.

✦ Bước 1: Nếu bạn đang phân vân giữa các lựa chọn thì đầu tiên hãy để trực giác được làm quen với các lựa chọn đó trước. Ghi ra giấy những điểm cộng/điểm trừ của mỗi lựa chọn, chỗ này bạn cứ viết hết ra những gì lí trí đang suy nghĩ.

✦ Bước 2: Sau khi ghi xong, để tờ giấy đó sang một bên, lúc này trực giác sẽ bắt đầu đi tìm câu trả lời. Hãy nhớ là higher-self của mỗi người sẽ luôn luôn hướng chúng ta đến lựa chọn phù hợp nhất ở từng thời điểm nhưng chúng ta cần thời gian để lắng nghe higher-self/trực giác giao tiếp.

✦ Bước 3: Vào trạng thái thiền, là khi tâm trí đủ tĩnh lặng, gạt được các suy nghĩ sang một bên. Lúc này bạn mang vào tâm trí từng lựa chọn và hỏi, ‘Đây có phải là lựa chọn tốt nhất cho mình vào lúc này không?’. Có thể bạn sẽ nghe thấy câu trả lời Có/Không, có thể chỉ là cảm giác, nhưng chắc chắn bạn sẽ nhận ra. Lúc này bạn cũng sẽ thấy tiếng nói của lí trí bắt đầu đưa ra các lí lẽ để thuyết phục ngược lại. Nếu vẫn chưa rõ thì lại để câu hỏi sang một bên, làm lại khi tâm đủ tĩnh.

▵▼▵▼

Mong là bài viết này sẽ giúp mọi người ra quyết định. Mình có viết một số bài về dẫn kênh ở đây, mọi người có thể đọc thêm ở: https://www.phuongngo.co/faqs

Và một số bài khác:

Dẫn kênh khác gì với thôi miên? https://www.facebook.com/PhuongNgo.ChannelingSpirits/posts/222132246334574

Dẫn kênh có dự đoán được tương lai không?

https://www.facebook.com/PhuongNgo.ChannelingSpirits/posts/237577721456693

Nếu có thắc mắc gì mình chưa trả lời hết mọi người cứ nhắn tin cho mình nhé. Mọi người có thể đặt lịch trực tiếp ở https://www.phuongngo.co/booking

Cám ơn mọi người đã đọc bài!

Previous
Previous

Chữa lành tổn thương đứa trẻ bên trong - ‘mother wounds'

Next
Next

‘Không có gì phải bận tâm thêm nữa…’