Con đường làm nghề (phần 4): Kỳ vọng, kiểm soát kỳ vọng và giới hạn
Loạt bài này về con đường làm nghề, mình viết xoay quanh các khía cạnh của công việc tâm linh vì là lĩnh vực mình đang làm nhưng các chủ đề của mỗi phần lại hầu như được lấy từ những chủ đề chung sau các buổi channelling của các bạn khách hàng làm ở các lĩnh vực khác nhau. Phần này cũng thế, mình viết về kỳ vọng và kiểm soát kỳ vọng nhưng nói đúng hơn là về giới hạn.
Mấy buổi channelling gần đây đều là các bạn cùng chung mô típ là khó nói ‘Không’, khó từ chối, luôn nghĩ cho người khác và luôn đặt nhu cầu và lợi ích của người khác trước lợi ích bản thân, và/hoặc coi như hạnh phúc có nghĩa là khi mình làm cho người khác hạnh phúc. Kết quả là mọi người hay gặp những mối quan hệ mà mình càng lùi thì người kia càng tiến, đặc biệt là càng những mối quan hệ thân thiết thì lại càng khó biết phải làm sao: giữ giới hạn và nguyên tắc cá nhân hay cho qua, ráng chịu một tí vì trách nhiệm? Và làm sao để giữ giới hạn và nguyên tắc nhưng không phải cắt đứt hoàn toàn mối quan hệ? Và giữ nguyên tắc hay mình đang cứng rắn, bảo thủ quá?
Nếu làm trong lĩnh vực dịch vụ thì chúng ta sẽ luôn bị test về giới hạn (boundaries) của bản thân và sâu hơn là để mình có cơ hội nhìn lại về động cơ (intentions) nữa. Một mặt thì chúng ta hiểu là làm dịch vụ thì phải chiều khách, hoặc được kỳ vọng là phải luôn available 24/7, nhưng làm nghề một thời gian chúng ta sẽ hiểu là mình không thể nào ‘Be there for others' khi mà ngay cả những nhu cầu chính đáng của mình lại đang không được thừa nhận. Vậy thì cân bằng thế nào giữa một bên là kỳ vọng của khách và một bên là giữ giới hạn và nguyên tắc của bản thân? Và nhiều lúc cũng là do bản thân người làm dịch vụ tự gây áp lực lên mình nữa. Khi mình tự gây áp lực (ngầm) lên mình như thế, áp lực đó đến từ nhu cầu hay nỗi sợ nào đang được phóng chiếu ra?
✦✦✦
Từ ‘giới hạn' rất hay vì dịch sang tiếng Việt thì là cùng một từ nhưng tiếng Anh lại là hai từ, hai ý nghĩa khác nhau. Cũng lại là về giới hạn của bản thân nhưng là giới hạn trong từ ‘Limit'. Hôm trước mình nói chuyện với một bạn về chuyện làm nghề mà tới một lúc cảm giác như đạt tới một ngưỡng nhất định thì dễ cứ ở luôn ở ngưỡng đó không tiến lên được nữa. Một phần vì chúng ta đã chạm được vào một thứ mà biết là nó work rồi, do nó work nên cứ xây dựng sản phẩm, dịch vụ quanh ngưỡng đó thôi nên để vượt ngưỡng thì có nhiều thứ phải đánh đổi trong đó có cả sự thoải mái (thậm chí cả tiếng tăm, tiền bạc và cộng đồng nữa). Đây là thứ khó nhất mà cũng nguy hiểm nhất khi làm nghề, càng ở trên cao lại càng khó đi xuống. Giờ mình cũng hiểu hơn ý nghĩa tâm linh trong Tây Du Kí. Mỗi cám dỗ đặt ra cho mỗi thầy trò đi thỉnh kinh đều được đo ni đóng giày với các shadows, các phần tối, phần dễ bị cám dỗ nhất để test mỗi người. Mỗi thầy trò Đường Tăng cũng là những mô thức đại diện cho tất cả các khía cạnh shadows mà mỗi chúng ta đều sẽ gặp trên con đường đi thỉnh kinh. Ngày nhỏ xem Tây Du Ký mình cũng không biết đi thỉnh kinh là làm gì mà phải trải qua nhiều kiếp nạn thế, tới giờ mới hiểu.
Người khác có quyền kỳ vọng lên chúng ta nhưng chúng ta không cần thiết phải đáp ứng hết tất cả các kỳ vọng ấy. Đặt ra giới hạn (trong từ ‘Boundaries’) là ở chỗ này vì giới hạn, ngưỡng chịu đựng của mỗi người là khác nhau. Nếu việc available 24/7 với người này thì không sao mà với người khác lại bị ngộp thở thì đó là lựa chọn của mỗi cá nhân - về chuyện này spirits nói rất nhiều lần trong nhiều buổi channelling là ‘Nếu 100 người nói con sai mà tận sâu bên trong con thấy con đúng, thì đó là đúng. Tất cả những thứ khác không phải là điều cần bận tâm ở đây.’ Trung thực với nhu cầu của mình; hiểu cơ thể và cảm xúc của mình khi nó báo gần tới ngưỡng chịu đựng; check động cơ (intentions) của mình, list ra các lý do đến từ lý trí, và check lại với trái tim (Đoạn này mọi người xem lại bài viết ‘Cách kết nối với trực giác khi cần ra quyết định’).
Kỳ vọng là cần thiết vì nó giúp chúng ta check lại nhu cầu, mong muốn và cảm xúc của bản thân và xem lại mình đang mang theo cái gì, có gì buông bỏ bớt cái gì được không. Những hòn đá nặng nhất hầu như là nỗi sợ làm người khác thất vọng, sợ bị mất thể diện, sợ bị xấu hổ, nhưng nếu không đối diện được với những thứ đó thì chúng ta lại cũng không hiểu được giới hạn (trong từ ‘Limit') của mình tới đâu.
✦✦✦
Reiki luôn được coi như là một bước đi đầu tiên để mọi người có thể quan sát lại hết tất cả những mô thức, động cơ, kỳ vọng, nỗi sợ bên trong. Mình hay tránh dùng từ ‘Healer', người chữa lành, vì nó là một từ rất… nguy hiểm. Không có công cụ nào, hay sau này chắc còn sẽ có cả những máy móc, âm thanh, v..v. sẽ nói rằng những thứ đó có thể giúp chữa bệnh, chữa lành hiệu quả nhưng không gì có thể chữa lành được khi bản thân một người chưa sẵn sàng, và cũng không healer nào có thể bổ đầu người khác ra để đẩy nhanh quá trình sẵn sàng này được. Cũng như vậy, nếu ai đó tìm tới người healer và cảm thấy tốt hơn sau đó thì đó là do họ đã tới lúc đủ chín để chuyển hóa rồi. Dạy học cũng khó, embody được tinh thần của mỗi công cụ để học viên không bị bám chấp vào công cụ, hay không bị tôn sùng công cụ cũng khó, rồi sau đó ra làm nghề lại càng khó hơn, cho nên là chúng ta cứ đi chậm, nhưng chắc, còn hơn là đi nhanh để rồi không kịp nhìn trước ngó sau.
Mình trích lại thư của một bạn học viên lớp Reiki 2 cũ để mọi người đọc nhé, cũng liên quan đến chủ đề kỳ vọng này, chắc ai đang làm những công việc về chữa lành sẽ hiểu.
(Note nhỏ: những bạn đã học Reiki với mình rồi có thể vào nghe lại để refresh bất cứ lúc nào nhé )
✦✦✦
Chị Phương ơi,
Em hiểu sao em vào lại lớp 1 học rồi!
Em có cảm giác ‘có lỗi' với Reiki bởi vì dù ở level 2 nhưng mình đã không “heal” hay “đặt tay giúp họ cảm” được như mình trông đợi. Đã có lúc em đã dừng lại với Reiki vì đúng là em tự nghi ngờ bản thân mình là mình không biết giúp được ai với Reiki hay không.
Nhưng học lại lớp 1 nghe lại về Reiki từ thời cụ Mikao Usui, em nhớ lại những cảm giác đầu tiên với Reiki rất bình an và trong sáng. Em nhận ra mình đã cứ chạy theo chuyện phải đặt tay phải để người nhận cảm thấy nó ấm nó đã hay phải như thế nào đó …. kỳ vọng là phải chứng tỏ ấy. Mà cái chính nhất là cảm giác an toàn và thương yêu thì mình lại quên mất.
Sau lớp hôm thứ 6, tối đó em ngồi lại với niệm luật với hơi thở với những suy nghĩ về tâm nguyện ban đầu của cụ Usui thì em cảm nhận rất rõ ‘acceptance’ của Reiki chảy qua em. Dù mình take a break với Reiki nhưng Reiki chưa từng take a break với mình. Ngay cả khi mình thiền về với căn phòng trái tim thì “universal life force energy” chưa bao giờ rời bỏ em. Ngay cả khi mình mất niềm tin với reiki, mình bỏ cuộc thì reiki vẫn cứ ôm mình và đợi mình nhận ra. Em cảm nhận rất rõ sự acceptance đó chảy trong em và ở thời khắc đó em sẵn sàng let go tất cả kỳ vọng của mình, chấp nhận tất cả những trải nghiệm những kết quả những người em thực hành reiki cho. Và em cảm nhận lại reiki một dòng năng lượng rất trong và bình an và là unconditional love, để mình bắt đầu lắng nghe linh hồn của mình. Em nghĩ đó mới là điều mình cần truyền đi.
Em nghĩ các bác spirit guides bấy lâu nay luôn “gào thét” cho em nhận ra nhưng em vô tri quá (sau khi nhận ra em thấy dấu hiệu ở khắp nơi) nên push em đi học lại lớp 1, back to the basics.
Everything happens for a reason chị Phương nhỉ, hôm trước thiền lúc chị “cơn mưa ánh sáng” cái em nghe thấy trong đầu “không có giọt mưa nào rơi nhầm chỗ đâu con” mà sau em nghĩ chắc các bác nói là đi ôn bài cũng có lý do chứ k phải tham gia cho vui .
P/s: em không biết căn phòng trái tim của mọi người có thật sự là căn phòng không, nhưng đây là căn phòng trái tim của em, chỉ có núi và hồ, nhưng đứng trước sự hùng vĩ của universe thế này em mới thấy nothing really matters ngoài trái tim của mình, cứ như Reiki là căn phòng trái tim của em.
✦✦✦
Phương
Ảnh: là ảnh bạn gửi cho mình luôn