Phần 2: Thiết lập mối quan hệ với tiền
Bài này sẽ hơi khô khan vì động đến các con số và những tính toán rất thực tế nhưng mình nghĩ càng làm những việc liên quan đến tâm linh, chúng ta càng cần cảm thấy yên tâm về các lựa chọn và việc lên kế hoạch của mình.
Nó cũng khô khan như nếu mình nói về 7 luân xa, ai cũng muốn mở Third Eye Chakra hay Crown Chakra nhưng lại quên rằng muốn mở các luân xa trên thì 3 luân xa dưới, đặc biệt là Root Chakra phải rất vững đã! Root chakra chủ về các bản năng sinh tồn, cảm giác an toàn, thật sự hiện diện trong cơ thể, trong cuộc sống.
Nếu ai chưa đọc phần 1 thì có thể đọc trước ở đây: https://bit.ly/2ZtbGRc
Hôm trước mình kể là lúc đang chưa biết có nên học channeling không thì bỗng nhận được một khoản tiền đủ để học - mình không muốn lấy đó làm ví dụ khiến ai đó nghĩ bạn cũng nên như thế. Không một chút nào! Việc ra một quyết định - đặc biệt nếu sẽ tốn nhiều thời gian, tiền bạc - cần tính toán, lên kế hoạch và thiết lập tâm thế. Bài này mình viết hướng đến các bạn muốn rẽ ngang sang một công việc mới, có thể không liên quan đến tâm linh nhưng về nguyên tắc là giúp mình toàn tâm toàn ý với lựa chọn của mình.
Để giúp bạn lên kế hoạch bắt đầu, mình chia làm các bước chính thế này:
1. Bước 1: Check-in với trực giác (spirit team của bạn)
Trực giác bạn thấy thế nào? Bạn có thấy thôi thúc phải làm nó không? Nếu so với những công việc, môn học khác, linh cảm mách bảo bạn muốn làm gì? Bạn có cảm giác tốt về những người bạn sẽ làm cùng, thầy/cô giáo dạy học, hay tất cả những thông tin bạn đang có không? Trực giác là ngọn hải đăng dẫn đường, là cái ăng-ten để spirit guides kết nối và gửi bạn thông điệp.
Bước này đối với mình quan trọng nhất. Khi chịu sức ép về thời gian, bạn khó ra quyết định sáng suốt nên hãy cố gắng tách mình ra hỏi các áp lực từ bên ngoài (quảng cáo, hạn đăng kí, v..v) nếu có thể!
2. Bước 2: Lên kế hoạch tài chính
Bạn có tiền tiết kiệm dự phòng rủi ro không? Nếu đặt cược tất cả tương lai, cuộc sống vào lựa chọn này, đặc biệt nếu đó là một khoản đầu tư lớn, theo lẽ tự nhiên bạn sẽ có kì vọng nhận lại giá trị tương ứng. Vậy nếu trong thời gian đầu không có khách hàng, bạn có khả năng chống chọi với khó khăn, áp lực không? Bạn có chùn bước không? Đây là lí do bước 1 rất quan trọng, vì nếu đó không phải là thứ bạn có thể làm bất kể ngày đêm, không quản khó khăn, bạn làm chỉ vì muốn làm và thấy cần phải làm, thì sẽ rất dễ nản lúc mới bắt đầu.
Ở Úc có một quyển sách về tài chính rất nổi tiếng là 'The Barefoot Investor', nếu ai quan tâm đến tài chính cá nhân, đầu tư, các bước để trả nợ tồn đọng, thì có thể đọc (nhưng có những thứ không liên quan lắm đến môi trường ở VN như các quỹ đầu tư, ngân hàng, v..v).
++ Công thức tiết kiệm chi tiêu của Barefoot rất phổ biến, dễ áp dụng, dễ hiểu như sau:
Coi tất cả thu nhập của cả gia đình bạn là 100%, thì tỉ lệ các mục cần phân chia là:
>> 60%: dành cho các chi tiêu trong gia đình, bao gồm tiền thuê nhà, nợ ngân hàng, chợ búa, tiền học cho con, biếu nội ngoại, v..v
>> 10%: là các khoản chi tiêu ngắn hạn dùng vào các mua sắm cho cá nhân hoặc gia đình, đi ăn hàng, làm những thứ bạn thích.
>> 10%: là các khoản chi tiêu cần lên kế hoạch dài hạn ví dụ đi du lịch, đám cưới, v..v. – những thứ bạn cần tiết kiệm lâu hơn nhưng khiến bạn vui mỗi khi nghĩ tới (Barefoot gọi đây là Smile account)
>> 20%: là các khoản đề phòng rủi ro hoặc tiết kiệm để mua nhà, trả nợ thẻ tín dụng, v..v.
Một khoản nữa Barefoot gọi là MOJO, là một khoản bạn để riêng cho những bất trắc như mất việc, muốn thay đổi công việc, hay có các chi tiêu bất ngờ. Tiền từ MOJO có thể đến từ một công việc khác ngoài việc chính, hoặc bán bớt các đồ không cần nữa, hoặc đi lái Uber kiếm thêm thu nhập. Mục tiêu là trong MOJO bạn có đủ tiền tối thiểu 3 tháng chi tiêu của gia đình (là 60% tổng thu nhập ở trên), nếu muốn an toàn hơn nữa thì là 6 tháng.
3. Vậy nếu muốn bắt đầu một công việc mới bạn lấy tiền từ đâu? Hoặc tiết kiệm trong khoản 10% chi tiêu ngắn hạn, hoặc từ MOJO. Có thể bạn chưa thể nghỉ việc ngay nhưng khi có mục tiêu trong đầu, bạn sẽ có định hướng rõ ràng hơn.
Khi lên kế hoạch an toàn về tài chính, có khoản đề phòng rủi ro, bạn sẽ bắt đầu một thứ mới trong tâm trạng thoải mái, biết là sẽ có khó khăn nhưng bạn sẵn sàng đương đầu với nó – thay vì lo lắng, stress không biết nó có mang lại thu nhập bù cho khoản đầu tư bạn đã bỏ ra không.
Bạn có thấy là ở hai phía, bạn rung động ở hai tần số khác nhau không? Vũ trụ không phân biệt ‘cái bạn muốn’ và ‘cái bạn không muốn’, tất cả đều là năng lượng. Vũ trụ sẽ gửi bạn những thứ tương ứng với tần số bạn đang gửi đi. Nếu bạn gửi đi lo lắng về tiền, bạn sẽ càng thu hút những thứ khiến bạn lo hơn. Nếu bạn gửi đi sự tin tưởng rằng ‘tôi đang làm điều linh hồn tôi muốn làm, tôi biết sẽ không dễ dàng nhưng tôi tin nếu cứ đi tôi sẽ tới nơi cần tới. Vũ trụ sẽ gửi cho tôi những người tôi cần gặp’ thì mọi thứ sẽ trôi chảy hơn rất nhiều.
——-
Viết xong bài này mình nhận ra phải viết thêm phần 3 về các suy nghĩ ăn sâu vào tiềm thức. Có thể bạn đã biết mình phải làm gì rồi – nhưng tại sao không thể bắt đầu? Tại sao vẫn có gì đó chặn lại mỗi khi bạn nghĩ đến chuyện phải nói về sản phẩm, dịch vụ của mình? Tại sao bạn thấy chùn lại khi nhận tiền từ người khác? Mình sẽ viết trong phần 3 về ‘Self-worthiness’ – ‘Tôi xứng đáng’ và những cản trở mình hay nhận thấy nhất nhé.